Cách xây dựng mô hình SWOT bản thân hiệu quả

SWOT là một ma trận không quá xa lạ đối với những người làm kinh doanh. Chúng thường được dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, tổ chức hay dự án đang mắc phải. Cùng tìm hiểu về mô hình SWOT bản thân trong bài viết sau đây nhé!

Phân tích mô hình SWOT là một phần không thể thiếu trong quá trình phân tích tình hình doanh nghiệp.

Mô hình SWOT là gì?

SWOT là một mô hình được phân tích dựa trên bốn yếu tố chính:

  • Strength (điểm mạnh)
  • Weakness (điểm yếu)
  • Opportunity (cơ hội)
  • Threat (thách thức)

Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu sẽ là hai yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp và chúng có khả năng thay đổi như: đặc điểm, vị trí, quản trị thương hiệu. Đối với cơ hội và thách thức thì chúng là hai yếu tố tác động từ bên ngoài và không bị ảnh hưởng, chi phối từ phía doanh nghiệp (chẳng hạn như chính phủ, đối thủ cạnh tranh, biến động kinh tế,…).

Hiện nay, các bản báo cáo phân tích về tình hình doanh nghiệp, phân tích mô hình SWOT là một phần không thể thiếu trong quá trình phân tích tình hình doanh nghiệp, đưa ra chiến lược marketing, bán hàng, giới thiệu sản phẩm,… Qua đó, các nhà quản trị sẽ nhìn nhận một cách khách quan và chính xác tình hình thực tại của doanh nghiệp và nền kinh tế chung để có thể dễ dàng đưa ra được những quyết định đúng đắn và hiệu quả để đạt được mục tiêu trong tương lai.  

Những ai nên dùng bản phân tích mô hình SWOT bản thân?

Phân tích SWOT bản thân phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là:

  • Chủ doanh nghiệp, doanh nhân
  • Nhà quản lý, Leader
  • Sinh viên
  • Nhà chuyên môn, chuyên viên cấp cao
  • Kỹ sư, giáo sư, bác sĩ

Việc phân tích SWOT sẽ giúp các cá nhân phát triển bản thân hiệu quả. Từ đó không chỉ cải thiện năng suất công việc mà còn giúp mỗi người hoàn thành được những mục tiêu đặt ra. 

Những ai nên dùng bản phân tích SWOT bản thân?

Cách xây dựng mô hình SWOT bản thân

Trước khi tiến hành quá trình phân tích SWOT bản thân, bạn cần phải xác định rõ ràng mục tiêu hoặc thành quả mà mình muốn đạt được. Tiếp theo, hãy đưa ra các dữ liệu quan trọng để có thể thấu hiểu bản thân mình cũng như việc bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi tác động của các yếu tố bên ngoài. 

Ở đây, điểm mấu chốt chính là việc bạn phải coi bản thân mình như một doanh nghiệp và đặt mục tiêu muốn đạt được giống như một chiến lược kinh doanh. Sau đó, hãy áp dụng mô hình SWOT bản thân bằng cách trả lời một vài câu hỏi sau:

Strength – Điểm mạnh

Điểm mạnh là những đặc điểm mà bạn tự tin rằng mình nổi trội hơn so với người khác. Đôi khi, điều đó sẽ được thể hiện rõ ràng nhưng đôi lúc bạn sẽ không nhìn ra được. Chính vì vậy, một vài câu hỏi sau sẽ giúp bạn khám phá ra điểm mạnh của bản thân:

  • Bạn có ưu điểm gì mà chỉ bản thân mới có? Những thứ đó có thể là bằng cấp, mối quan hệ, kỹ năng mềm,…
  • Bạn làm việc gì tốt hơn so với người khác?
  • Bạn có được những mối quan hệ cá nhân nào?
  • Bạn có mối quan hệ nào mà khiến người khác phải ghen tị hay không? Nếu có thì mức độ thân thiết như thế nào và nguyên nhân ở đâu khiến mối quan hệ đó gắn kết?
  • Bạn được người khác công nhận những điểm mạnh nào?
  • Bạn cảm thấy tự hào với sự thành công nào nhất?
  • Có những giá trị nào mà người không nhận ra ngoại trừ bạn?

Những câu hỏi trên cho thấy điểm mạnh nên được cân nhắc dựa trên cả cá nhân và những người xung quanh mình. Hãy nhớ, bạn không nên quá khiêm tốn, rụt rè, cũng đừng quá tự cao, phóng đại các điểm mạnh mà hãy nhìn nhận chúng một cách khách quan nhất.

Một cách khác giúp bạn nhìn nhận ra điểm mạnh của mình chính là đưa ra sự phân tích từ bên trong những mối quan hệ với người xung quanh. Chẳng hạn như bạn giỏi về ca hát nhưng môi trường xung quanh bạn toàn những người hát hay thì đó không hẳn là một điểm mạnh của bạn.

Các yếu tố trong mô hình SWOT bản thân

Lời kết

Thông qua bài viết này chúng ta có thể thấy được rằng bản chất của con người thường khó khăn trong việc nhìn nhận những điểm yếu của mình và đôi lúc cũng chẳng thể nhìn ra được những điểm mạnh tìm ẩn trong chúng ta.