Tham khảo 5 cách nâng cao trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp

Một trong những yếu tố đem đến sự thành thành công trong kinh doanh đó là nắm bắt và đáp ứng những nhu cầu ngày một cao của khách hàng. Để đạt được mục tiêu trên, mỗi nhà lãnh đạo cần phải biết huy động tối đa mọi nguồn lực và nâng cao kỹ năng trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trải nghiệm của khách hàng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp.
Trải nghiệm của khách hàng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng?

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhấn mạnh rằng việc trải nghiệm của khách hàng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng là gì thì tham khảo một vài ý nghĩa bên dưới.

Khách hàng có xu hướng quay trở lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp nhiều lần

Thông thường, khách hàng sẽ có xu hướng sử dụng lại các dịch vụ, sản phẩm mà họ ấn tượng ngay từ lần đầu sử dụng và bắt đầu hình thành thói quen và trở thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng những phương thức thu hút, chăm sóc khách hàng và tạo cho họ những cảm giác thoải mái, an toàn ngay khi lần đầu và suốt cả quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm đó.

Doanh nghiệp dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao

Khi doanh nghiệp tạo được ấn tượng và mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng thì sẽ giúp cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên theo hằng năm. Chẳng hạn như chuỗi cửa hàng lẩu Haidilao mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tích cực như đồ ăn, thái độ phục vụ của nhân viên hay các dịch vụ tại nơi đây đã giúp cho họ “kéo chân” được khách hàng đến với cửa hàng của họ. Chính điều này đã khiến doanh thu bán hàng của cửa hàng tăng lên theo hằng năm.

Tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng thể hiện thông qua sự cạnh tranh so với đối thủ

Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh mang lại giá trị, trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng cũng sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn bị giảm sút doanh thu. Trong bối cảnh thị trường đầy tính cạnh tranh như ngày nay thì việc có được những trải nghiệm tích cực từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhân được sự “ưu ái” hơn. Nếu đối thủ mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hơn thì doanh nghiệp của bạn nên chú trọng vào việc thay đổi chiến lược kinh doanh cho mình. Chẳng hạn như tổ chức các chương trình khuyến mãi hoặc các chương trình tri ân giúp thu hút khách hàng hơn. Việc làm này có thể sẽ khiến cho bạn tốn kém nhiều chi phí nhưng điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lấy lại được “khí chất riêng” cho mình.

Doanh nghiệp dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao
Doanh nghiệp dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao

5 Cách giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là một khía cạnh khó để cải thiện nhưng bạn cần phải nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua các quy trình xây dựng trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Dưới đây là một vài cách giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

1. Xác định chỉ số đo lường khách hàng

Thông thường, nhiều người thường quy các yếu tố về các con số để có thể định lượng nhằm giải quyết các vấn đề nào đó. Điều này giúp họ nhận định được doanh nghiệp của họ đang ở mức độ nào về các chỉ số liên quan đến trải nghiệm, cảm nhận của khách hàng. Sau khi giải quyết được thì tình hình vấn đề sẽ được cải thiện, thay đổi hoặc trở nên tệ hơn.

2. Gia tăng độ hài lòng trong công việc của nhân viên

Để có thể mang đến những giá trị tốt hơn cho khách hàng thì mỗi doanh nghiệp cần mang đến cho nhân viên của mình một tâm trí thoải mái khi làm việc. Vì khi đó họ sẽ cảm thấy hài lòng với công việc và sẽ nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

3. Đặt khách hàng là trung tâm

Để có thể tăng tính trải nghiệm cho khách hàng thì điều quan trọng nhất là đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà người dùng mong muốn như nâng cao khả năng chăm sóc người sử dụng sản phẩm, cải thiện các mẫu mã sản phẩm hay mang đến các dịch vụ phù hợp cho họ.

4. Sử dụng các phương thức đo lường

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức đo lường bằng cách đặt thang trả lời 1 đến 5, từ rất không hài lòng đến rất hài lòng để có thể thu thập được dữ liệu và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng dành cho doanh nghiệp bạn.

Doanh nghiệp cần phải tập trung vào thế mạnh của mình để có thể phát triển bền vững.
Doanh nghiệp cần phải tập trung vào thế mạnh của mình để có thể phát triển bền vững.

5. Tập trung vào điểm mạnh của doanh nghiệp

Tất nhiên sẽ không có một doanh nghiệp nào trên thị trường có thể đạt được cảnh giới của sự hoàn hảo trong việc liên quan đến cảm nhận của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một thế mạnh riêng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp của bạn cần phải tập trung vào thế mạnh của mình để có thể phát triển doanh nghiệp được bền vững.