Thuật ngữ USP hiện nay đang sử dụng rất phổ biến. Vậy USP của sản phẩm là gì? USP là viết tắt của từ gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về USP cũng như cách để xây dựng một USP độc đáo cho sản phẩm của doanh nghiệp.

USP của sản phẩm là gì?
USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point, nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP được ví như kim chỉ nam của một doanh nghiệp. Nó giúp định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng và tối ưu hóa được lợi nhuận doanh nghiệp.
USP cho phép doanh nghiệp được phân biệt dễ dàng trên thị trường. Thậm chí, doanh nghiệp sở hữu USP khác biệt còn dễ dàng chiếm được vị trí độc nhất trên thị trường.
Trên thị trường đa dạng, các ngành nghề luôn có sự cạnh tranh mạnh giữa các công ty thì USP rất cần thiết. USP chính là thứ bạn có nhưng đối thủ cạnh tranh không có. Bạn có thể không phải là công ty duy nhất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó nhưng bạn phải thật sự nổi bật và khác biệt.
Một ví dụ khá hay về USP thể hiện chính sách bảo đảm về dịch vụ: “Khi đầu tư vào một hệ thống máy tính với chúng tôi, các bạn sẽ được lắp đặt tại chỗ, tư vấn miễn phí và phần mềm bảo mật 24/24 cùng với hỗ trợ về phần cứng.”
Đặc điểm của USP
Bất kỳ một thuật ngữ nào cũng sẽ có đặc điểm riêng. Và USP cũng vậy. Đặc điểm của USP có thể khái quát như sau:
Đặc điểm 1: USP là điểm riêng biệt của sản phẩm
Khi xây dựng một sản phẩm/dịch vụ, bạn buộc phải định hình cho nó một điểm riêng biệt. Bởi nếu không có điểm riêng biệt, bạn lấy gì để cạnh tranh trên thị trường? Vì thế, dù không có nhưng hãy cố gắng “nặn” ra được một điểm riêng biệt của phẩm. Khi đã tìm ra được điểm riêng này thì các chiến lược truyền thông cũng sẽ dễ dàng được định hình hơn.
Đặc điểm 2: USP gắn với từ khóa của sản phẩm
Trên thực tế, USP gần như 1 thông điệp đính kèm các từ khóa về sản phẩm. Chỉ là thông điệp này được sắp xếp để gây ấn tượng với người tiêu dùng mà thôi. Nếu bạn có thể lồng ghép USP để truyền thông thì thật tuyệt vời. Vì sản phẩm của bạn sẽ đánh mạnh hơn vào tâm trí của khách hàng.
Đặc điểm 3: USP dựa vào mong muốn của khách hàng
Đặt USP như thế nào cũng phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Chỉ có đánh vào đúng nhu cầu, mục đích của khách hàng thì sản phẩm của bạn mới được nhớ tới. Khi đã nhớ tới thì họ mới cân nhắc đến việc có mua sản phẩm của bạn để thỏa mãn bản thân hay không.
Khi xây dựng USP cho sản phẩm, nếu một đặc điểm không thỏa mãn được khách hàng thì không nên đưa vào.
Lời kết
Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về “USP của sản phẩm là gì?”. Với thị trường ngày một phát triển và cạnh tranh như hiện nay, USP là yếu tố vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển và tạo dựng được vị thế riêng cho mình. Chính vì thế, hãy nghiên cứu và xây dựng cho mình một USP độc đáo và có sức “công phá” hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Đặc điểm 4: USP dễ dàng bị sao chép
Tất nhiên rồi. Khi bạn đưa ra một điểm riêng biệt đầy độc đáo, lại đánh trúng tâm lý khách hàng thì đối thủ của bạn không dại gì “ăn theo” phải không. Vì thế, hãy truyền thông thật nhanh, thật mạnh khi có USP mới lạ, độc đáo. Điều này giúp định vị sẵn sản phẩm của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Đừng để mình là người nghĩ ra lợi ích đầu tiên nhưng lại là người tiếp cận khách hàng sau cùng.
Vai trò của USP
1. Tạo lòng tin với khách hàng
USP là điểm độc nhất của sản phẩm nhưng trong quá trình truyền thông, bạn sẽ tạo được sự chú ý của khách hàng. Bạn thay đổi được suy nghĩ, hành vi của khách hàng và từ đó tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
2. Chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao hơn
Một chiến dịch truyền thông luôn cần có mục tiêu nhất định. Khi bạn có một USP cụ thể thì chiến dịch đó sẽ có “đích” để nhắm tới. Bạn sẽ biết cần phải làm gì để đạt được mục đích của mình. Hơn nữa, USP sẽ giúp cho chiến dịch truyền thông của bạn trở nên ấn tượng hơn, giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ sản phẩm.
3. Tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Dựa vào USP, sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ thu hút được người dùng một cách nhanh chóng. Dù bạn là “người đến sau” nhưng USP dần giúp doanh nghiệp bạn chiếm được thị phần của ngành, gia tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Thậm chí nếu chiến dịch quảng cáo của bạn đạt hiệu quả thì bạn có thể trở thành lựa chọn số 1 của khách hàng.
4. Thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp
Khi đã giới thiệu sản phẩm với USP nổi bật, có một chỗ đứng nhất định trên thị trường thì lúc đó không ai có thể phủ nhận được tiềm năng của doanh nghiệp bạn. Nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác, đơn vị cung ứng tạo điều kiện và khách hàng thì luôn tin tưởng.
5. Giúp phân tích đối thủ cạnh tranh
Xây dựng USP không chỉ mang lại sự rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng USP, bạn cần phải tìm hiểu về đối thủ. Bạn sẽ có cái nhìn khái quát nhất về sản phẩm của ngành, cách họ thực hiện quảng cáo… Khi đó, bạn có thể tự do lựa chọn có “ăn theo” không hay đối đầu, né tránh, tìm cách cải tiến…